Khi tim bị thiếu máu sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực. Cơn đau này thường khiến người bệnh có cảm giác bị bóp nghẹt, tức nặng ngực hoặc một số trường hợp chỉ cảm giác hơi khó chịu ở ngực. Tuy nhiên, có những người bị đau thắt ngực lại gặp các triệu chứng cảm giác giống như bị một bàn tay bóp vào ngực hoặc có vật nặng đè lên ngực.
Yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực
Trước đây, tình trạng đau thắt ngực thường chỉ xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ cao như:
- Người cao tuổi bị bệnh động mạch vành
- Trong gia đình có người mắc bệnh
- Những người có lối sống không lành mạnh
- Người ít vận động, người thừa cân béo phì
- Người mắc các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường
- Người hút thuốc lá,....
Trong đó, phần lớn người có bệnh nhưng vẫn khỏe mạnh và không có triệu chứng nào của bệnh, chỉ tới khi xảy ra nhồi máu cơ tim thì bệnh mới phát hiện.
Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh động mạch vành đang có xu hướng trẻ hóa, nó xuất hiện cả ở những người trẻ và có xu hướng tăng lên. Thậm chí có những người chỉ ở độ tuổi 28 – 29 tuổi cũng đã mắc bệnh mạch vành và xuất hiện những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Đa phần những người này đều có tiền sử hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, béo phì,...nên có nguy cơ tim mạch rất cao.
Phòng tránh đau thắt ngực
Để phòng tránh những cơn đau thắt ngực, chúng ta cần cải thiện những thói quen sinh hoạt hằng ngày bằng cách:
- Thay đổi những thói quen xấu, duy trì những thói quen tốt,
- Những người đã phát hiện mắc bệnh mạch vành cần kết hợp uống thuốc điều trị.
- Hãy dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục như: Tập yoga, đi bộ, làm vườn, …
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép, tránh thừa cân néo phì hoặc cơ thể gầy quá sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là một phương pháp hiệu quả phòng tránh các bệnh liên quan tới mạch vành và đau thắt ngực. Hạn chế ăn mỡ, tránh ăn mặn và thực phẩm chiên rán... Hạn chế uống nước giải khát chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt,... Nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả…sẽ giúp cơ thể bổ sung vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
- Điều trị tốt các bệnh lý (nếu có) như: Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì,...
- Duy trì thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh như: Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như ma túy, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress…
- Áp dụng liệu pháp massage: Khi cơn đau ngực bạn có thể sử dụng liệu pháp masage để giảm đau tạm thời. Trong cuộc sống hàng ngày việc massage, sử dụng ghế massage giúp thư giãn, cải thiện tâm trạng tích cực, từ đó phòng ngừa hiệu quả các cơn đau.
Trường hợp nghi ngờ đau do bệnh lý các bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.