Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích mạnh khi gặp các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng. Bệnh chia thành hai loại là viêm mũi dị ứng theo chu kỳ và viêm mũi dị ứng quanh năm. Viêm theo chu kỳ thường xảy ra vào 1 thời điểm nhất định trong năm còn viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng xảy ra bất kì lúc nào, không theo chu kỳ.
Viêm mũi dị ứng không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó có thể khiến cho người bệnh cảm thấy phiền toái, khó chịu. Không những vậy, viêm mũi dị ứng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng thường là những nguyên nhân phổ biến như:
- Bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, lông vải, khói thuốc lá, nước hoa, mỹ phẩm, bụi gỗ…
- Thay đổi đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.
- Thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, hàu, trứng…
- Thuốc kháng sinh, aspirin, vaccin…
- Vách ngăn mũi bị vẹo.
Các tác nhân gây dị ứng thường rất nhỏ nên người bệnh có thể dễ dàng hít phải chúng qua mũi hoặc miệng. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để bảo vệ cơ thể, chống lại kháng thể chống lại các tác nhân này, Lần tiếp theo tiếp xúc thì kháng thể sẽ báo cho hệ thống miễn dịch, gây ra phản ứng mẫn cảm với tác nhân dẫn đến các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, do nhiều yếu tố mà viêm mũi dị ứng dễ xảy ra, đó là các yếu tố gồm:
- Người bị hen phế quản hoặc bệnh dị ứng khác.
- Gia đình có tiền sử bị dị ứng.
- Người sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, môi trường độc hại.
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong suốt, nghẹt mũi, ngứa mũi, họng và mắt; đau đầu, đau vùng xoang, ù tai, quầng thâm dưới mắt, ho khan… Nếu để viêm mũi dị ứng kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, do đó cần có nhiều cách để giảm gặp các tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
Đồng thời, thực hiện massage mũi thường xuyên sẽ giúp làm giảm viêm mũi dị ứng. Massage rất an toàn, có hiệu quả cao mà lại dễ thực hiện nên người bệnh có thể tự mình thực hiện tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng.
- Đặt 2 ngón tay trỏ lên cánh mũi, day theo chuyển động tròn trong 1-2 phút.
- Chụm các ngón tay lên phần mũi rồi chà xát mũi theo chiều dọc.
- Nắn bóp xung quanh phần mũi trong 1-2 phút.
Các bạn cần thực hiện massage thường xuyên, bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu để giảm triệu chứng viêm mũi. Đồng thời cần có biện pháp phòng ngừa tác nhân gây dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, ăn uống đầy đủ chất, tránh xa các tác nhân nếu có thể và luôn bảo vệ tai mũi họng tốt. Điều này sẽ giúp mũi khỏe mạnh, giảm bớt nguy cơ bị viêm mũi dị ứng nặng hơn.