Cảm giác chóng mặt - muốn nôn hoặc cảm thấy nôn nao trong người- là một triệu chứng thường thấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Bất kể nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chóng mặt là gì, bấm huyệt có thể làm giảm bớt cảm giác này một cách hiệu quả.
Bấm huyệt là một cách thức chữa bệnh đã có từ lâu đời, được phát triển từ châm cứu. Cách thức này hơi khác với châm cứu ở chỗ thay vì sử dụng kim, áp lực được tác dụng vào các huyệt vị cụ thể trên cơ thể bạn. Day bấm những điểm này có thể giúp cơ bắp thả lỏng và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Có một số huyệt vị điều trị chóng mặt. Bạn có thể tự mình thực hiện day bấm một trong số những huyệt đạo này. Một số trong số chúng sẽ hơi khó xác định. Để day bấm chúng, bạn có thể sẽ cần tới sự tư vấn của các chuyên gia
Khi bấm huyệt tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Mẹo bấm huyệt:
• Xoa bóp các huyệt đạo bằng ngón cái hoặc ngón trỏ.
• Bạn cũng có thể dử dụng các ngón tay còn lại để day bấm những huyệt này.
• Tác dụng một áp lực vừa phải lên chúng.
• Tập trung vào các động tác day bấm theo chuyển động tròn.
• Thời gian massage nên kéo dài từ 2 đến 3 phút cho mỗi điểm.
• Thực hiện bấm huyệt 1 lần mỗi ngày.
• Tiếp tục bấm huyệt trong vài ngày hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Các huyệt đạo có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt:
1. Huyệt PC6:
PC6 hoặc P6 là một huyệt vị có vị trí ở phía bên trong cổ tay của bạn. Xoa bóp huyệt P6 có thể giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt hiệu quả. Để bắt đầu bấm huyệt:
Đưa tay lên ngang ngực, hướng lòng bàn tay vào trong; Để tìm đúng vị trí huyệt, đặt 3 ngón tay lên phần trong cổ tay của bàn tay còn lại.
Ngón cái của bạn đặt dưới 3 ngón tay của mình. Ấn nhẹ cho tới khi cảm nhận được 2 đường gân lớn bằng ngón cái. Đây là vị trí điểm huyệt P6, ngay giữa cổ tay bạn. Day bấm nhẹ vị trí này. Thực hiện tương tự với tay còn lại.
2. Huyệt Ll4:
Điểm 4 (LI4) của ruột già trên bàn tay của bạn giúp đẩy lui cảm giác chóng mặt cũng như các triệu chứng khó tiêu. Để day bấm huyệt này:
Tìm khu vực cao nhất tại phần cơ giữa ngón cái và ngón trỏ. Đây là khu vực nối liền ngón cái của bạn với các ngón tay còn lại.
Khu vực này sẽ phồng nhẹ lên khi bạn đặt ngón cái và các ngón tay còn lại gần với nhau.
Điểm LI4 nằm ở phía trong, cách khu vực này khoảng 1cm trên mu bàn tay của bạn. Tác động nhẹ nhàng lên cho khu vực này. Thực hiện tương tự với bàn tay còn lại của bạn.
3. Điểm huyệt LV3:
Huyệt vị này có vị trí trên bàn chân và liên quan trực tiếp tới gan. Để day bấm điểm này: Đặt bàn chân lên sàn, đặt ngón tay vào khu vực giữa ngón chân cái và ngón chân bên cạnh. Đưa ngón tay của bạn xuống một khoảng bằng 2 ngón tay so với chiều rộng của bàn chân bạn. Điểm huyệt sẽ nằm tại vị trí này chân bàn chân bạn. Day bấm nhẹ nhàng từ 1-2 phút.