Hiện tượng chuột rút xuất hiện khi bạn vận động quá mức, khi ngồi lâu không thay đổi tư thế. Chuột rút có thể xảy ra ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào trong ngày, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên triệu chứng chuột rút xảy ra nhiều hơn ở những người có công việc văn phòng, học sinh, người tuổi đã cao. Chuột rút có thể ở tay và chân, nhưng trường hợp chuột rút ở chân có tỉ lệ cao hơn.
Có nhiều kiểu chuột rút khác nhau. Bạn có thể cảm nhận được những cơn chuột rút xảy ra vào ban đêm. Chuột rút ban đêm thường xảy ra khi cả ngày bạn dành quá nhiều thời gian đứng hoặc không hoạt động liên tục để cho các khớp chân tay không bị tê cứng. Loại chuột rút này xảy đến cũng vì một số nguyên nhân khá nhưu cơ thể bị thiếu nước, thừa cân, béo phì, đi các loại giày dép quá cao hoặc quá chật; do tác dụng phụ của một số thuốc; mắc một số bệnh lý tiểu đường, Parkinson…
Chuột rút cũng có thể xảy ra ở phụ nữ có thai. Đây là một trong những triệu chứng mà bà bầu nào cũng trải qua trong thai kì của mình. Chuột rút thường xảy ra vào 3 tháng cuối, xảy đến rõ nhất vào tháng 6 thai kỳ. Lúc này, thai nhi đã ở kích cỡ lớn, chân phải mang sức nặng của phần trên cơ thể, chèn ép ảnh hưởng lên các mạch máu khiến chuột rút xảy ra.
Bên cạnh đó, chuột rút ở chân còn có thể xảy ra nếu chân mắc các bệnh lý hoặc rối loạn chuyển động. Người bệnh không thể cử động bình thường, luôn cảm thấy buồn chân khi ngồi lâu, phải liên tục cử động để giải tỏa. Loại này thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, độ tuổi trên 65 tuổi; trên cơ thể còn có các bệnh viêm xương khớp, tiểu đường, bệnh cơ bắp; nhiều căng thẳng, sử dụng các chất kích thích liên tục trong thời gian dài…
Chuột rút còn dễ dàng xảy đến khi người bệnh liên tục vận động, chơi thể thao với cường độ lớn. Điều này thường xuất hiện ở cẳng chân và đùi. Lúc này, cơ chân sẽ bị co cứng lại, tê bì và chuyển sang trạng thái chuột rút.
Khi xuất hiện chuột rút, người bệnh cần bình tĩnh xử lý. Chuột rút xảy ra ở tình trạng bình thường thì không gây hậu quả, tuy nhiên nếu đang lái xe, sử dụng máy móc thì cần có biện pháp xử lý kịp thời để làm biến mất cơn chuột rút. Người bệnh có thể thực hiện các duỗi chân hoặc massage chân liên tục.
Massage là những động tác tác động lên da thịt bằng cách sử dụng bàn tay nắn, bóp, day, ấn với một lực vừa phải. Massage rất đơn giản, nên bạn có thể thực hiện ở bất kì đâu mà không cần đến các điểm trị liệu. Dưới đây là một số bước làm giảm chuột rút:
- Đối với chuột rút chân, dùng bàn tay kéo bàn chân về phía trước và bẻ gập về phía người. Tiến hành xoa bóp bắp thịt bị co rút với một lực nhẹ nhàng.
- Kéo đầu ngón chân và bàn chân, nắn bóp liên tục.
- Trường hợp chuột rút bắp đùi, người bệnh cần nhờ người nhà kéo thẳng chân ra theo chiều dọc, một tay phải ấn đầu gối xuống để chân được thẳng.
- Đối với bàn tay, bạn phải dùng tay kia kéo bàn tay thẳng về phía trước theo chiều dọc trong 2 -3 phút. Bạn cần kéo với lực khá mạnh. Tiếp theo, dùng bàn tay không bị chuột rút để nắn bóp, xoa nhẹ khắp bàn tay đang bị đau.
Chỉ cần thực hiện một số động tác massage đơn giản như vậy nhưng sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng chuột rút nhanh chóng.