Đau bụng là cảm giác đau đớn ở vùng bụng. Lúc này, người bệnh sẽ trải qua cảm giác đau nhói, đau dữ dội hoặc chỉ đau âm ỉ. Đau có thể ở 1 điểm, nhiều điểm hoặc đau toàn bộ vùng bụng. Cơn đau khiến người bệnh đổ mồ hôi, khó chịu, không thể ăn uống, mệt mỏi, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đau bụng?
Đó là các nguyên nhân phổ biến như: mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, khó tiêu, táo bón, nhiễm virus dạ dày, đau bụng kinh, hội chứng ruột kích thích, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa; loét dạ dày, viêm vùng chậu, thoát vị, sỏi mật, sỏi thận, lạc nội mạc tử cung; mhiễm trùng đường tiết niệu, trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột thừa.
Đau bụng là một tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải 1 lần trong đời. Tuy nhiên, có 1 số yếu tố khiến cho nhiều người có nguy cơ dễ bị đau bụng hơn người khác gồm: người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, ăn nhanh, uống ít nước (dưới 2,5 lít mỗi ngày), ăn quá nhiều chất béo, ăn thực phẩm độc hại.
Khi thấy đau bụng không thuyên giảm, có hiện tượng kéo dài nhiều ngày, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị kịp thời cho người bệnh, tránh để lâu gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặt khác, người bệnh có thể thực hiện thêm massage bấm huyệt để cắt nhanh cơn đau nhức vùng bụng. Massage là phương pháp chăm sóc sức khỏe, chủ yếu dùng lực của bàn tay tác động cơ học lên các vùng cơ thể. Đó là các động tác như xoa, miết, day, ấn, đấm, bóp…
Massage là phương pháp không gây hại mà thay vào đó lại giúp nâng cao sức khỏe, giúp người bệnh thêm khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật hiệu quả. Còn bấm huyệt là sử dụng các ngón tay linh hoạt thực hiện các động tác day, bấm lên các huyệt đạo quan trọng có liên kết với vùng cơ thể hoặc cơ quan nội tạng nào đó bên trong. Để làm giảm đau vùng bụng, bạn thực hiện các động tác như sau:
- Nằm thoải mái trên giường, để lộ vùng bụng.
- Chà xát lên bụng dầu nóng cho đến khi nào nóng phần bụng lên.
- Tìm điểm bị đau nhức, xoa tròn điểm này liên tục trong 1-2 phút.
- Miết dọc vùng bụng từ tốn trong 2 phút.
- Day bấm một số huyệt đạo như:
+ Huyệt Trác Môn: nằm ở cuối của xương sườn thứ 11. Day bấm huyệt này sẽ giảm đau, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Dùng ngón tay trỏ day và ấn nhẹ lên huyệt trong 1 phút.
+ Huyệt Quan nguyên: bên dưới rốn khoảng 3 thốn giúp giảm chứng đau bụng dưới. Bạn hãy dùng ngón tay giữa day, ấn nhẹ lên huyệt trong khoảng 1 phút.
+ Huyệt Tam nhãn: nằm ở ngón áp út giữa đường chỉ tay đốt 3 và đốt 4. Dùng ngón cái ấn giữ huyệt trong khoảng 5 phút với lực vừa phải để giảm đau bụng kinh, Thực hiện cho cả 2 tay.
Lưu ý, nếu bạn không biết cách bấm huyệt thì không nên tự mình thực hiện mà nên nhờ người biết kỹ thuật hoặc đến các cơ sở chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.