Cách massage giúp trị sổ mũi

Ngày đăng 30/09/2021 20:55

Phương pháp massage bấm huyệt từ lâu đã rất phổ biến nhờ những công dụng cho sức khỏe mà nó đem lại. Một số tác dụng của phương pháp này được tận dung trong y học bao gồm điều hòa khai thông khí huyết, chữa các bệnh liên quan đến xoang, giảm tình trạng sổ mũi, hắt hơi, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất rất tốt.

Căn bệnh sổ mũi là một căn bệnh liên quan đến xoang và hệ hô hấp, là một triệu chứng của các bệnh như viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh. Căn bệnh này tuy không có ảnh hưởng nguy hiểm gì đến sức khỏe nói chung những nếu tình trạng này kéo dài có thể đem đến rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. 

Để cải thiện tình trạng sổ mũi, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng phương pháp massage bấm huyệt giúp trị sổ mũi hiệu quả. Thêm vào đó, phương pháp này còn được đánh giá là rất an toàn và có thể đem lại tác dụng điều trị cao, vì vậy người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm và tự thực hiện massage tại nhà hay bất cứ khi nào bị sổ mũi.

Cách massage giúp trị sổ mũi

Ta có thể bắt đầu bấm huyệt Ấn đường. Huyệt đạo này nằm ở điểm cao nhất của sống mũi giao với trán, nằm chính giữa hai đầu lông mày, có tác dụng chữa các bệnh như đau đầu, cảm cúm, viêm xoang, giải nhiệt, giúp an thần và giải tỏa căng thẳng rất tốt. Sau khi xác định vị trí huyệt, ta dùng ngón tay trỏ ấn lên vị trí huyệt theo chiều thẳng đứng trong khoảng từ 2 – 3 phút là được.

Tiếp theo, ta thực hiện bấm huyệt Hợp cốc. Huyệt này nằm ở điểm chính giữa gân tay giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Để xác định huyệt dễ hơn, ta mở rộng bàn tay, sờ vào điểm hơi lõm lại là vị trí huyệt. Bấm huyệt này có tác dụng chữa các bệnh như ngạt mũi, sổ mũi, đau nhức đầu rất hiệu quả. Dùng ngón tay cái ấn lên vị trí huyệt với lực hơi mạnh đến khi cảm thấy hơi tê, giữ trên vị trí huyệt 2 giây sai đó thả tay, thực hiện liên tực trong khoảng 2 – 3 phút. Thực hiện tương tự với huyệt ở tay còn lại.

Tiếp đến, ta thực hiện bấm huyệt Nghinh hương. Huyệt này nằm ở trên đường giao giữa mồm và má, nằm ngay cạnh hai bên cánh mũi. Bấm huyệt này không chỉ giúp chữa bệnh sổ mũi mà còn có thể giảm sưng phù mặt, kích thíchmáu lưu thông đến da, đem lại làn da hồng hào đầy sức sống. Dùng hai ngón tay cái ấn đồng thời lên vị trí huyệt trong khoảng từ 1 – 3 phút. Với huyệt đạo này, ta có thể kết hợp thoa một lượng dầu vừa phải để làm nóng vị trí huyệt. Thực hiện bấm huyệt 2 lần mỗi ngày.

Tình trạng sổ mũi không phải là một triệu chứng nguy hiểm, vì vậy nếu ta có thể tự điều trị tại nhà và để bệnh tự hết là tốt nhất. Đồng thời người bệnh cần giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, giữ ấm cơ thể, tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu bệnh kéo dài hơn 3 tuần, đi kèm với những triệu chứng như ho, sốt, khó thở kéo dài thì ta cần đến các bệnh viện để được xác định và điều trị bệnh một cách chính xác.