Sức đề kháng (hay còn gọi là hệ miễn dịch) chính là khả năng của cơ thể giúp con người tránh khỏi việc bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn độc hại, tránh bị mắc các bệnh và nhiễm trùng trong suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên với nhiều người, sức đề kháng của họ lại rất yếu, khả năng mắc bệnh và bị nhiễm trùng cao gấp nhiều lần bình thường.
Như đối với những người mắc ung thư, khi họ trải qua các bước điều trị như hóa trị, xạ trị... cũng có thể khiến hệ miễn dịch yếu dần, không còn sức đề kháng lại vi khuẩn hay dịch bệnh. Riêng đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng của chúng chưa thực sự khỏe mạnh, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện khiến trẻ luôn bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa...
Ở một số người, hệ miễn dịch của họ gặp phải vấn đề rối loạn nghiêm trọng khi các tế bào bạch cầu, kháng thể và các hạch bạch huyết không thể hoạt động như bình thường khiến miễn dịch, sức đề kháng nhanh chóng bị suy giảm. Điều này xuất hiện từ ngay khi họ sinh ra hoặc do các yếu tố môi trường, bao gồm: Mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y như HIV, bệnh ung thư; suy dinh dưỡng trong thời gian dài…
Khi có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch hoạt động kém, nhóm người này rất dễ nhiễm các bệnh, một số bệnh vô cùng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm phế quản, mắc bệnh và nhiễm trùng da, xuất huyết… Những nhóm bệnh này thường xuyên tái phát với tần suất cao, khó điều trị.
Bên cạnh đó, người có sức đề kháng yếu còn có khả năng mắc thêm chứng rối loạn tự miễn dịch, viêm nội tạng, rối loạn hoặc bất thường về máu, mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và đau quặn bụng, trẻ em chậm phát triển.
Khi cảm thấy người bệnh dễ mắc bệnh, luôn khó chịu, mệt mỏi, ốm yếu, bạn cần đưa họ đến các cơ sở y tế để được khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó sẽ có cách điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cũng có thể massage cho người bệnh để giúp họ có được cảm giác thoải mái và thư giãn, nâng cao hiệu quả miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Massage đỉnh đầu: massage vùng này sẽ tác động được tới khu vực điều khiển thần kinh, tăng cường lưu thông máu lên não, tiết ra nhiều hormone để bảo vệ cơ thể.
Bạn dùng ngón tay cái hoặc cả lòng bàn tay để lên vùng đỉnh đầu, ấn xuống và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ với 1 lực nhẹ vừa đủ trong khoảng 2-3 phút.
- Massage vùng cổ có chứa tuyến giáp: tuyến giáp là nơi nếu nhận sự kích thích có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của cơ thể. Bạn dùng các ngón tay xoa và miết dọc theo vùng cổ theo chiều lên xuống khoảng 3 phút.
- Massage vùng xương sườn: Dùng lòng bàn tay xoa và miết theo chiều dọc từ dưới lên trên. Đây là vùng có lá lách, bộ phận có khả năng thúc đẩy quá trình tạo máu, lưu trữ máu và lọc máu.
Với cách massage đơn giản trên đây, không chỉ giúp các bạn tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần thoải mái, dễ chịu.