Các huyệt ở trên bàn tay và cách tác động

Ngày đăng 21/06/2022 16:15

Những lợi ích cho sức khỏe con người từ việc sử dụng phương pháp bấm huyệt bàn tay là rất đáng kể. Bằng cách kích hoạt các huyệt đạo trên bàn tay có thể ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường chức năng của nhiều bộ phận cơ thể. Vì vậy, chăm sóc tốt cho bàn tay của bạn là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.

Cụ thể, ngón giữa của bàn tay liên quan đến đầu của bạn; xương sống của bàn tay liên quan đến lưng; lòng bàn tay tương ứng với bàn chân của bạn: ngón tay cái liên kết với bàn chân phải, ngón tay út liên kết với bàn chân trái…

Trên bàn tay cũng có nhiều huyệt đạo quan trọng có liên kết với các bộ phận cơ thể. Nhiều vấn đề sức khỏe có thể được giải quyết khi sử dụng liệu pháp massage bấm huyệt bàn tay. 

Sau đây là một số huyệt đạo ở bàn tay không nên bỏ qua khi massage bấm huyệt chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa bệnh:

Các huyệt ở trên bàn tay và cách tác động

•    Huyệt Hợp cốc:

Nằm ở chỗ giao nhau của xương ngón tay cái và ngón chỏ. Tác dụng khi massage huyệt này là giảm các cơn đau ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như đau đầu, đau lưng, đau răng, đau tay và nhiều lợi ích khác nữa.

Massage huyệt Hợp cốc còn làm tăng cường cơ chế phòng vệ của cơ thể; điều trị dị ứng, tắc nghẽn xoang và các vấn đề hô hấp khác bao gồm hắt hơi, sổ mũi, đau họng và khó chịu ở mắt. 

•    Huyệt Lao cung:

Nằm ở giữa lòng bàn tay, trên đường chỉ ngang. Huyệt này trị hôi mồm, đổ mồ hôi tay, viêm loét miệng, viêm xoang, nôn mửa, động kinh…

- Huyệt Thiếu phủ:

Nằm ở lòng bàn tay, giữa khe xương của ngón tay thứ 4 và 5. Cách xác định vị trí huyệt này dễ nhất là nắm bàn tay lại và đầu ngón tay út chạm vào điểm nào thì đó là vị trí huyệt. Lợi ích của huyệt này là trị đau đầu, đau ngực, các bệnh về tim mạch, bí tiểu…

- Huyệt Tam nhãn:

Nằm ở trong lòng bàn tay, giữa đốt tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn. Huyệt này chủ trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, đầy bụng, đau bụng kinh…Ngoài ra, massage huyệt này còn làm trẻ hóa làn da, hạn chế lão hóa…

•    Dùng ngón tay cái của tay bên này ấn vào đầu ngón tay cái của tay bên kia:

Bấm huyệt ở ngón tay cái có liên quan đến dạ dày và lá lách, làm giảm cảm giác khó chịu ở bụng. Cách làm là dùng ngón tay cái ấn, xoa vào lòng bàn tay hoặc vuốt đầu ngón tay cái.

Để massage bấm huyệt đạt hiệu quả thì kỹ thuật là rất quan trọng. Sau khi đã xác định được vị trí huyệt đạo, cách bấm huyệt cơ bản là dùng ngón tay cái day ấn vào vị trí huyệt bằng một lực đáng kể. Giữ trong 2 giây, sau đó buông ra. Nên massage bấm huyệt đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần; tại mỗi vị trí huyệt nên tác động từ 2-3 lần cho mỗi buổi thực hiện.

Trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe cần điều trị tại bệnh viện hoặc bằng thuốc thì vẫn có thể áp dụng massage bấm huyệt để hỗ trợ nhanh khỏi và phục hồi chức năng.